Một người đàn ông ở Vũ Hán (Trung Quốc) mắc hội chứng “nước mắt cá sấu”, mỗi lần ăn đều khóc hết nước mắt.
Con người chúng ta thường khóc khi gặp chuyện gì buồn bã, đau đớn như thất tình, gia đình có tang hay lúc còn nhỏ chúng ta bị bố mẹ đánh đòn thì mới khóc.
Thế nhưng, trong một số trường hợp hiếm hoi, phản xạ khóc lại có thể được kích hoạt bởi hành động ăn uống.
Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về 1 người đàn ông tên Giang thường bị chảy nước mắt mỗi khi ăn.
Nếu như ông Giang ăn nhiều và nhai lâu hơn thì nước mắt lại chảy càng nhiều hơn. Mỗi lần ăn uống là cơm chan nước mắt, gương mặt ông đầm đìa như 1 đứa trẻ.
Tình trạng khóc mỗi lần ăn uống này mang lại nhiều bất tiện cho cuộc sống của ông Giang.
Mỗi lần ông ăn uống nơi công cộng thì mọi người nhìn ông bằng ánh mặt kỳ lạ, họ nghĩ ông đang sợ ăn uống nên mới khóc hoặc nghĩ ông có vấn đề về tâm lý, đang sống như 1 đứa trẻ.
Vì vậy mà ông đã đến bệnh viện ở Vũ Hán để kiểm tra và xác minh ngay tại chỗ. Bác sĩ đưa cho ông Giang một gói thịt bò khô, khi bắt đầu nhai được một lúc thì chất lỏng màu vàng nhạt chảy xuống má từ mắt của ông.
Các chuyên gia kết luận ông Giang mắc một chứng bệnh hiếm gặp được gọi là “hội chứng nước mắt cá sấu”.
Khi càng nhai lâu, hành động này sẽ dẫn đến tăng tiết nước mắt, lượng nước mắt bên trái tiết ra nhiều gấp 3 lần bên phải và dẫn đến chảy nước mắt.
Chuyên gia giải thích điều này có liên quan mật thiết đến tình trạng liệt mặt mà anh từng mắc phải trước đó.
Các sợi điều khiển cơ nhai lại kết nối nhầm với tuyến lệ thay vì kết nối với tuyến nước bọt dưới hàm.
Kết quả, sự sai lệch dây thần kinh này đã khiến các kích thích như mùi hoặc vị thức ăn, thay vì gây tiết nước bọt, lại kích thích tuyến lệ tiết ra nước mắt.
Cách tốt nhất để chấm dứt chuyện khóc khi ăn của ông Giang bằng cách cắt đứt dây thần kinh phát triển trên tuyến lệ.
Ông Giang đã đuộc phẫu thuật và tình trạng này đã được cải thiện đáng kể.
Theo các bác sĩ chuyên gia, các triệu chứng của hội chứng “nước mắt cá sấu” ở mỗi bệnh nhân lại khác nhau.
Trường hợp nhẹ hơn thường chỉ cần bác sĩ tư vấn và theo dõi thường xuyên. Trong những trường hợp nghiêm trọng phải can thiệp bằng phương pháp tiêm chất botulinum vào tuyến lệ, để ngăn chặn sự dẫn truyền dọc theo các sợi thần kinh được tái tạo bất thường đến tuyến bị ảnh hưởng.
Tác dụng của chất độc hại này kéo dài khoảng 6 tháng.
Tổng hợp