Contact Information

Theodore Lowe, Ap #867-859
Sit Rd, Azusa New York

We Are Available 24/ 7. Call Now.

Nhiều người dù cuộc sống khốn khó nhưng lại có tình yêu vô bờ với cún cưng. Họ có thể đói hay nghèo nhưng vẫn luôn chăm sóc tốt nhất, trong khả năng có thể cho chú cún của mình.

Đôi lần chúng ta sẽ thấy xót xa và chạnh lòng khi bắt gặp những hoàn cảnh khó khăn trên khắp các con đường ở Sài Gòn, nơi mà những người cao tuổi, người vô gia cư, người khiếm khuyết vẫn ngụp lặn mưu sinh trong vòng quay cuộc sống.

Trên con đường Hùng Vương, Ngô Gia Tự (TP.HCM), người đi qua con đường này quen thuộc với hình ảnh một ông lão lớn tuổi với vóc người gầy gò, làn da rám nắng, hốc mắt sâu và trên gương mặt là nụ cười tươi khi dừng lại vỗ về, trò chuyện với chú chó nhỏ.

Vì miếng cơm manh áo, từ sáng sớm đến tối khuya, ngày nào ông lão cùng chú chó cưng rong ruổi để nhặt ve chai trên khắp các tuyến đường Hùng Vương, Hồng Bàng, Ngô Gia Tự… (quận 10).

Nói chuyện với ông mới biết, ông tên là Nguyễn Hoàng (66 tuổi) làm nghề lượm ve chai. Bên cạnh ông là hình ảnh của một chú chó dễ thương, chú chó đó được ông nhận về nuôi trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi.

Được biết, ông lão chăm chút chú chó ấy từ ngày nó còn nhỏ xíu, đen đúa bị người ta vứt bỏ bên đường.

Nhiều người sẽ nghĩ một mình chú tự lo cho bản thân đã khó khăn, nay còn nhận thêm một con chó ở cạnh phải chăm sóc lại thêm sự phiền phức.

Tuy nhiên, dù có thêm một miếng ăn, thêm một nỗi lo khi nó đau bệnh, nhưng cách chú hết lòng chăm sóc nó khiến ai nhìn thấy cũng sẽ xúc động.

Chia sẻ với phóng viên, ông Hoàng kể lại, hồi còn trẻ ông cũng từng có vợ con nhưng rồi hôn nhân đổ vỡ nên chẳng còn ai bên cạnh.

Con trai của ông năm nay đã 43 tuổi nhưng hoàn cảnh cũng khó khăn, phải sống dựa vào tiền trợ cấp xã hội và tấm lòng thiện nguyện của mạnh thường quân.

Cách đây 23 năm về trước, ông lão nhặt ve chai lặn lội xuống Bến Lức tìm gặp con nhưng chỉ nhận về câu nói lạnh nhạt.

Ông kể rằng: “Nó nói tôi đừng bao giờ tới lui nữa nên tôi không tới”. Bởi vậy mà đến giờ ông Hoàng chẳng còn tin tức gì về con cái nữa.

Sống một mình nơi đất khách rồi cũng thành quen, ông nghèn nghẹn khi thấy những người tầm tuổi ông được sum vầy bên con cháu. Cuộc sống khó khăn khiến hai bố con ông như người dưng ngược lối trong cuộc đời.

Ở độ tuổi xế chiều, ông Nguyễn Hoàng trông già hơn những người đồng niên khác bởi bao nếp nhăn chi chít phủ trên gương mặt đen sạm.

Không nhà cửa, không con cái, ông lang thang dọc các con đường tại Sài Gòn để kiếm tiền nuôi bản thân.

Tối đến, ông co quắp ngủ lại trước quán xá nào đó, mưa nắng chỉ có mái hiên phủ trên mái đầu.

Ông Hoàng chia sẻ: “Hồi đợt dịch bệnh người ta sợ nhiễm bệnh không dám nuôi chó nên mang bỏ. Tôi thấy thương quá mới xin về nuôi. Hồi đó nó còn uống sữa, về thì tui bớp cơm bớp thịt cho nó ăn”.

Con chó nhỏ đến với người đàn ông này như xoa dịu cho những cô đơn ở cái tuổi xế chiều. Một người không người thân bên cạnh, không nơi nương tựa, lặng lẽ mưu sinh.

Đôi mắt luôn ánh lên sự hạnh phúc mỗi khi nhìn vào con chó bé xíu cạnh mình, tự hào diễn tả về nó khi có ai hỏi đến như tình thương người cha dành cho đứa con bé nhỏ.

Ông Hoàng nhớ lại, bản thân ông còn cơ cực nên nuôi thêm một miệng ăn nhiều khi cũng quá sức. Nhiều lúc ông phải ăn ít lại để nhường phần cơm cho chú chó.

Vừa kể ông vừa chăm chú nhìn cún cưng: “Nuôi nó thì khổ lắm nhưng lỡ rồi thì ráng nuôi tiếp thôi. Có nó ở bên bầu bạn cũng khiến tôi bớt buồn”.

Hôm thì may mắn nhặt được kha khá, hôm chẳng bán được bao nhiêu, nhưng có con chó bầu bạn cũng làm ông đỡ tủi thân phần nào.

“Nhìn vậy chớ nó khôn lắm, ai mà lại gần vỗ vai tôi là nó sủa liền, tại nó sợ người ta đánh tôi”, ông Hoàng chia sẻ.

Kết thúc một ngày vất vả, ông Nguyễn Hoàng cùng chú chó cưng rong ruổi lui về mái hiên của một công ty may mặc lớn tại quận 6.

Ông Hoàng nói: “Chỗ đó là mái hiên của công ty nên chắc chắn lắm, mưa gió lớn cũng không có sợ ướt mấy”.

Qua đó mới thấy, khái niệm đủ với nhiều người được cân đo đong đếm khác nhau. Nhưng với một người lớn tuổi như chú, có lẽ đủ là niềm vui mỗi ngày vẫn được lao động chân chính, lo được cho bản thân và “đứa con nhỏ” bên cạnh mình.

Tổng hợp.

Share:

editor