Nhói lòng hình ảnh chú tê giác trắng cuối cùng được an ủi vỗ về trước khi chết

Sudan, chú tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới, đã ra đi. Và những giây phút cuối cùng của nó khiến người ta cảm thấy đau nhói lòng.

Hôm thứ Hai vừa qua (19/03), Sudan, chú tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới, đã qua đời ở tuổi 45 tại Khu bảo tồn Ol Pejeta, Kenya.

 Từ nhiều năm qua, Sudan bị mắc chứng thoái hóa xương và cơ bắp vì tuổi già sức yếu, khiến nó không thể đứng vững vàng trên chân của chính mình, thậm chí da của nó cũng bị lở loét, phần chân phải phía sau còn bị nhiễm trùng rất nặng.

Từ nhiều năm qua, Sudan bị mắc chứng thoái hóa xương và cơ bắp vì tuổi già sức yếu, khiến nó không thể đứng vững vàng trên chân của chính mình, thậm chí da của nó cũng bị lở loét, phần chân phải phía sau còn bị nhiễm trùng rất nặng.

 Vì thế các nhân viên khu bảo tồn đã quyết định tiêm thuốc cho Sudan để nó hưởng một cái chết thanh thản, không còn phải chịu đau đớn thêm ngày nào nữa.

Vì thế các nhân viên khu bảo tồn đã quyết định tiêm thuốc cho Sudan để nó hưởng một cái chết thanh thản, không còn phải chịu đau đớn thêm ngày nào nữa.

 Dường như biết trước số phận đang chờ đợi mình, Sudan đã trải qua những thời khắc cuối cùng của cuộc đời với nỗi buồn đong đầy trong ánh mắt, dù cho luôn có những người bạn con người thân thiết luôn ở bên cạnh nó suốt thời gian đó, để vỗ về và để nói lời vĩnh biệt.

Dường như biết trước số phận đang chờ đợi mình, Sudan đã trải qua những thời khắc cuối cùng của cuộc đời với nỗi buồn đong đầy trong ánh mắt, dù cho luôn có những người bạn con người thân thiết luôn ở bên cạnh nó suốt thời gian đó, để vỗ về và để nói lời vĩnh biệt.

 “Hôm qua là một ngày vô cùng đau lòng,” nhiếp ảnh gia Ami Vitale lặng người hồi tưởng. “Nhưng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì đã nói được lời vĩnh biệt.”

“Hôm qua là một ngày vô cùng đau lòng,” nhiếp ảnh gia Ami Vitale lặng người hồi tưởng. “Nhưng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì đã nói được lời vĩnh biệt.”

 “Nó dụi đầu vào lòng tôi, và khi đó một cơn mưa bỗng nhiên đổ xuống, giống y như trời cũng đổ cơn mưa lúc nó được đưa đến đây 9 năm về trước.”

“Nó dụi đầu vào lòng tôi, và khi đó một cơn mưa bỗng nhiên đổ xuống, giống y như trời cũng đổ cơn mưa lúc nó được đưa đến đây 9 năm về trước.”

 “Trong lần đầu tiên nó được đưa trở về châu Phi, đã có những cơn mưa như trút nước. Tôi nhận ra đó là lần đầu tiên nó lại được đằm mình trong bùn đất châu Phi kể từ khi nó còn là một chú tê giác nhỏ xíu. Thật xúc động khi nhìn thấy nó tìm lại được sự liên kết với vùng đất nó được sinh ra.”

“Trong lần đầu tiên nó được đưa trở về châu Phi, đã có những cơn mưa như trút nước. Tôi nhận ra đó là lần đầu tiên nó lại được đằm mình trong bùn đất châu Phi kể từ khi nó còn là một chú tê giác nhỏ xíu. Thật xúc động khi nhìn thấy nó tìm lại được sự liên kết với vùng đất nó được sinh ra.”

 “Thế rồi hôm qua những cơn mưa ấy lại kéo đến, khiến nó phải nhổm dậy. Lúc đó nó đang nằm xuống, và nó vươn thẳng đầu dậy.”

“Thế rồi hôm qua những cơn mưa ấy lại kéo đến, khiến nó phải nhổm dậy. Lúc đó nó đang nằm xuống, và nó vươn thẳng đầu dậy.”

 “Khi nó ra đi, mọi thứ bỗng trở nên yên lặng ngoại trừ tiếng một chú chim nhỏ hót ríu rít như thể muốn nói rằng, ‘Hãy đi đi, đi đi, đi đi!’”

“Khi nó ra đi, mọi thứ bỗng trở nên yên lặng ngoại trừ tiếng một chú chim nhỏ hót ríu rít như thể muốn nói rằng, ‘Hãy đi đi, đi đi, đi đi!’”

Những nhân viên khu bảo tồn lặng người chứng kiến thời khắc cuối cùng của Sudan, không thể nén được sự xúc động. Họ đã gắn bó với Sudan trong suốt 9 năm qua, đã yêu nó rất nhiều, xem nó như đứa con của mình, và đó quả thật là thời khắc vô cùng khó khăn với họ.

 Từ giờ họ sẽ không còn được nhìn thấy chú tê giác bé bỏng của mình vào mỗi buổi sáng khi họ thức giấc nữa. Không còn được tự tay chăm sóc nó, cho nó ăn uống và tắm rửa cho nó mỗi ngày nữa.

Từ giờ họ sẽ không còn được nhìn thấy chú tê giác bé bỏng của mình vào mỗi buổi sáng khi họ thức giấc nữa. Không còn được tự tay chăm sóc nó, cho nó ăn uống và tắm rửa cho nó mỗi ngày nữa.

 “Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều mất đi,” Ami cho biết. “Ngay cả khi chúng tôi không thể cứu được loài tê giác trắng phương Bắc, chúng tôi vẫn có thể cứu được những loài tê giác đang bị đe dọa khác, cũng như vô số giống loài quý hiếm khác mà số lượng đang giảm dần trên thế giới.”

“Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều mất đi,” Ami cho biết. “Ngay cả khi chúng tôi không thể cứu được loài tê giác trắng phương Bắc, chúng tôi vẫn có thể cứu được những loài tê giác đang bị đe dọa khác, cũng như vô số giống loài quý hiếm khác mà số lượng đang giảm dần trên thế giới.”

 “Khi lần đầu tiên trông thấy những sinh vật cổ xưa, hiền lành, và to lớn này, cảnh tượng đó quả thực rất đau lòng. Tôi không thể tin được chúng đã sống sót được qua hàng triệu năm nhưng không thể sống sót khỏi bàn tay con người.”

“Khi lần đầu tiên trông thấy những sinh vật cổ xưa, hiền lành, và to lớn này, cảnh tượng đó quả thực rất đau lòng. Tôi không thể tin được chúng đã sống sót được qua hàng triệu năm nhưng không thể sống sót khỏi bàn tay con người.”

Sudan được đặt tên theo đất nước mà nó được sinh ra, hiện có tên là CH Nam Sudan. Nó bị người ta bắt đi vào năm 1973, lúc mới 3 tuổi, và được đưa đến Vườn thú Dvůr Králové, CH Czech.

 Đến năm 2009, nó được đưa đến Kenya cùng 1 con tê giác đực và 2 con cái, đó là con gái Najin và cháu gái Fatu của nó, trong nỗ lực nhằm cứu lấy giống loài tê giác trắng phương Bắc.

Đến năm 2009, nó được đưa đến Kenya cùng 1 con tê giác đực và 2 con cái, đó là con gái Najin và cháu gái Fatu của nó, trong nỗ lực nhằm cứu lấy giống loài tê giác trắng phương Bắc.

 Tại đây, Sudan được sinh sống tại một khu bảo tồn rộng lớn có rào chắn, với nhân viên được trang bị vũ khí và chó săn canh gác 24/7 để bảo vệ nó khỏi bọn săn bắt trộm.

Tại đây, Sudan được sinh sống tại một khu bảo tồn rộng lớn có rào chắn, với nhân viên được trang bị vũ khí và chó săn canh gác 24/7 để bảo vệ nó khỏi bọn săn bắt trộm.

 Dù Sudan đã chết nhưng người ta vẫn hy vọng sẽ thụ tinh thành công những con tê giác trắng khác nhờ trứng của hai con tê giác cái con cháu của nó và tinh trùng đông lạnh từ những con tê giác đã chết trước đó.

Dù Sudan đã chết nhưng người ta vẫn hy vọng sẽ thụ tinh thành công những con tê giác trắng khác nhờ trứng của hai con tê giác cái con cháu của nó và tinh trùng đông lạnh từ những con tê giác đã chết trước đó.

Will Travers, chủ tịch và nhà đồng sáng lập tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế Born Free, phát biểu trước cái chết gây chấn động của Sudan, “Đến khi nào chúng ta mới hiểu ra rằng chúng ta không thể tiếp tục sử dụng và ngược đãi những loài động vật hoang dã mà không để lại hậu quả nghiêm trọng?

Những áp lực đè nặng lên các loài động vật hoang dã, chẳng hạn môi trường sinh sống bị tàn phá, ngược đãi, buôn bán, săn bắt, săn bắn để làm đồ lưu niệm, hủy hoại các nguồn tài nguyên, biến đổi đất đai… kết hợp với sự bùng nổ dân số ở loài người, tất cả đã gợi nên một câu hỏi: Liệu rằng sẽ còn chỗ cho những sự sống khác ngoài loài người trên Trái Đất một khi chúng ta đã tàn phá đến tận cùng?”

Nguồn: Yan

Related Posts

Официальная Мобильная Версия Сайта Азино Официальный Сайт

Официальная Мобильная Версия Сайта Азино Официальный Сайт

Азино 777 Официальный: Вход И Регистрация Счета

Азино 777 Официальный: Вход И Регистрация Счета

Đi buôn sắt vụn, cả làng trở thành đại gia: Biệt thự, xe sang đầy đủ

Làng nằm ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, rất giàu có với nhiều biệt thự và xe sang. Những người sống ở đây có thể kiếm…

Chàng trai quỳ gối suốt 21 tiếng để cầu xin bạn gái quay lại đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội

Đoạn video ghi lại một chàng trai quỳ gối bên ngoài lối vào tòa nhà văn phòng của bạn gái cũ ở Đại Châu, tỉnh Tứ Xuyên,…

Bức ảnh cô bé miền cao gây xúc động trên mạng: Tay bế em trai đang ngủ, tay say sưa viết bài

“Nhặt nhạnh” con chữ để tiếp cận văn minh, nâng cao đời sống là một hành trình dài và khó khăn. Trẻ em ở khu vực vùng…

Nghị lực tuyệt vời của một người đàn ông đi bằng hai đầu gối

Mặc dù có rất nhiều số phận không may mắn trong cuộc sống này, nhưng nghị lực sống của họ là điều khiến nhiều người cảm phục….